Nguồn vốn được chia thành rất nhiều các loại khác nhau như Cổ phiếu, Trái phiếu, Vốn vay… Để có thể nắm bắt được từng loại vốn được sử dụng theo tỷ trọng như thế nào trên tổng nguồn vốn, người ta sẽ dựa theo kết quả của việc tính toán chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC). Vậy WACC là gì? Cách tính WACC như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài đọc dưới đây
Nội Dung
WACC là gì?
WACC là viết tắt của cụm từ Weighted Average Cost Of Capital, dịch ra tiếng Việt là chi phí sử dụng vốn bình quân. Đây là chi phí được các doanh nghiệp sử dụng trong việc tính toán tỷ trọng các loại vốn đã sử dụng trong quá trình hoạt động.
Nguồn vốn của doanh nghiệp được sử dụng trong tính toán chi phí sử dụng vốn bình quân bao gồm: cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu, nợ dài hạn, khoản vay khác… Chi phí của từng loại được tính theo tỷ lệ chiết khấu để tính giá trị hiện tại thuần của một doanh nghiệp.
Cách tính WACC
Để tính chi phí sử dụng vốn bình quân, chúng ta sẽ sử dụng công thức sau:
WACC = (E/V)*Re + (D/V)*Rd *(1-Tc)
Trong đó:
- Re là chi phí sử dụng vốn cổ phần.
- Rd là chi phí sử dụng nợ.
- E là giá trị thị trường của tổng vốn cổ phần.
- D là giá trị thị trường của tổng nợ của doanh nghiệp.
- V là tổng vốn dài hạn của doanh nghiệp.
- Tc là thuế thu nhập doanh nghiệp.
- E/V chính là tỷ lệ khoản vốn dựa trên nguồn vốn chủ sở hữu.
- D/V là tỷ lệ khoản vốn dựa trên các khoản nợ.
Tổng quát công thức tính WACC chính là tổng giá trị của [(E / V) * Re] và [(D / V) * Rd * (1-Tc)].
Ví dụ:
Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng xem xét ví dụ, Doanh nghiệp A có tổng vốn 2 tỷ đồng, bao gồm:
- Vốn vay: 800 triệu đồng chiếm 40% tổng nguồn vốn.
- Vốn chủ sở hữu: 1,2 tỷ đồng, chiếm 60% tổng nguồn vốn.
Kết cấu của nguồn vốn trên được đánh giá là tối ưu.
Bên cạnh đó, chi phí sử dụng vốn vay trước thuế là 10%/năm. Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu là 13,4%. Thuế suất thuế TNDN là 20%.
Khi đó, Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC = 60% x 13,4% + 40% x 10% x (1 – 20%) = 11,24%
Ý nghĩa của WACC
Mỗi chỉ số tài chính đều có ý nghĩa đối với nhà đầu tư, doanh nghiệp và chỉ số WACC cũng vậy. Sau đây để giúp mọi người hiểu hơn về WACC chúng tôi sẽ chỉ ra các ý nghĩa quan trọng nhất:
- Trong đầu tư chứng khoán, WACC được sử dụng để xác định giá trị doanh nghiệp (hay giá trị của cổ phiếu).
- Thông qua chỉ số WACC, chủ doanh nghiệp sẽ xác định được mỗi một đồng tiền vốn được đầu tư, tài trợ thì sẽ cần bỏ ra bao nhiêu chi phí.
- Vốn vay và vốn của chủ sở hữu là 2 yếu tố cấu thành nên nguồn vốn của công ty. Người cho vay và chủ sở hữu vốn sẽ mong đợi nhận được lợi nhuận nhất định trên số tiền hoặc vốn mà họ bỏ ra. WACC chỉ ra lợi nhuận mà cả chủ sở hữu vốn và người cho vay có thể nhận được.
- Dựa vào việc tính toán chỉ số WACC, chủ doanh nghiệp có thể đưa ra một số quyết định liên quan đến việc sáp nhập hay mở rộng doanh nghiệp.
Kết luận
Chỉ số WACC đóng vai trò rất quan trọng trong việc đưa ra quyết định của cả nhà đầu tư và của chủ doanh nghiệp. Các nhà đầu tư dựa vào chỉ số WACC để đánh giá khoản đầu tư cổ phiếu vào một công ty. Chủ doanh nghiệp lại sử dụng WACC như một công cụ để đánh giá mức độ hiệu quả của một dự án. Chính bởi vậy, WACC được sử dụng rất thường xuyên trong các doanh nghiệp.
Thông qua bài viết suthatchungkhoan.com cung cấp, hy vọng các bạn đã có thêm kiến thức liên quan đến chỉ số WACC và hiểu rõ WACC là gì. Từ đó có thể đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý. Chúc các bạn thành công!