Chứng khoán cơ sở là gì: 7 điểm khác so với chứng khoán phái sinh

Thị trường cổ phiếu, chứng khoán những năm gần đây đang rất sôi nổi. Cũng chính vì thế mà nhiều hình thức chứng khoán ra đời, trong đó có chứng khoán cơ sở được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm, tìm kiếm. Vậy chứng khoán cơ sở là gì? Đặc điểm của loại chứng khoán này là gì? Những ai có thể tham gia đầu tư vào nó? Ở bài viết này suthatchungkhoan sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cụ thể nhất về chứng khoán cơ sở.

Chứng khoán cơ sở là gì?

Theo mục 6 điều 4 luật chứng khoán có định nghĩa chứng khoán cơ sở như sau:

Chứng khoán cơ sở hay còn gọi là chứng quyền có đảm bảo, đây là loại chứng khoán có tài sản đảm bảo do công ty chứng khoán phát hànhChứng khoán cơ sở cho phép người đang sở hữu được quyền mua (đối với chứng quyền mua) hoặc được quyền bán (đối với chứng quyền bán) chứng khoán cơ sở lại cho tổ chức đã phát hành chứng quyền đó tại thời điểm ấn định, theo mức giá xác định trước hoặc nhận số tiền chênh lệch giữa giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm thực hiện với giá trị thực tế của chúng. 

cac san pham dau tu o thi truong chung khoan viet nam
Chứng khoán cơ sở bao gồm cổ phiếu, trái phiếu. 

Chứng khoán cơ sở muốn được niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán thì bắt buộc phải đáp ứng được các tiêu chí theo quy định của Ủy ban Chứng khoán Việt Nam như mức vốn hóa thị trường, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát hành chứng khoán…

Đặc điểm của chứng khoán cơ sở

Về cơ bản chứng khoán cơ sở có những đặc điểm dưới đây:

  • Chứng khoán cơ sở kiểm soát chặt chẽ về số lượng và do tổ chức hành chính phát hành. 
  • Khối lượng chứng khoán cơ sở được niêm yết cụ thể  khi phát hành và quy định thời hạn hiệu lực cụ thể.
  • Chứng khoán cơ sở không yêu cầu người mua, người bán phải ký quỹ.
  • Chứng khoán cơ sở sau khi giao dịch sẽ được chuyển giao giữa tổ chức tài chính và nhà đầu tư. Nhà đầu tư không thể bán chứng khoán cơ sở khi chưa nắm giữ nó trong tài khoản.
  • Người mua có quyền lựa chọn thực hiện giao dịch trên hợp đồng chứng khoán hoặc không.
  • Khi tổ chức phát hành mất khả năng thanh toán nhà đầu tư sẽ phải chịu rủi ro, không có trung tâm bù trừ hỗ trợ.
  • Về rủi ro. Người mua gánh chịu rủi ro tối đa bằng chi phí mua chứng khoán cơ sở, ngược lại người bán có thể chịu lỗ ở mức không giới hạn.

dac diem cua chung khoan co so

Ví dụ: Ông A mua chứng khoán cơ sở của công ty X vào ngày 19/10/2020 với mức giá 20 triệu đồng, quy định 5 tháng sau ông A được quyền mua 2 tấn thép của công ty X với mức giá 100.000 VNĐ/kg. Nếu tại thời điểm 19/2/2021, giá 1kg thép trên thị trường tăng lên mức 300.000 VNĐ/kg công ty X vẫn buộc phải giao đủ 2 tấn thép với mức giá 100.000 VNĐ/kg cho ông A và gánh chịu lỗ lên tới 400 triệu đồng. Ngược lại nếu thời điểm đó giá thép giảm còn 80.000 VNĐ/kg, ông A có quyền không mua của công ty X, chấp nhận chịu lỗ 20 triệu đồng bỏ ra ban đầu để mua chứng khoán cơ sở và hoàn toàn có quyền đặt mua thép của cơ sở khác. 

Những ai chơi trên thị trường chứng khoán cơ sở?

Không thể phủ nhận chứng khoán cơ sở là kênh huy động vốn hiệu quả cho doanh nghiệp và kênh kiếm tiền hiệu quả cho nhà đầu tư. Ngoài ra thị trường chứng khoán cơ sở còn có sự góp mặt của nhiều người chơi khác. Có thể kể đến những cái tên như: 

1. Doanh nghiệp 

Doanh nghiệp là đối tượng đầu tiên tham gia vào thị trường này. Bởi họ có thể thông qua thị trường chứng khoán để huy động vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Cổ phiếu, trái phiếu chính là hàng hóa của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán.

2. Nhà đầu tư

Nhà đầu tư chính là người cung cấp “vốn” cho thị trường chứng khoán. Họ đến với thị trường chứng khoán cơ sở nhằm tìm cơ hội đầu tư sinh lời.

Hiện tại có 3 dạng chủ thể đầu tư đó là nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư doanh nghiệp trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

3. Các công ty chứng khoán

Các công ty chứng khoán đóng vai trò là môi giới, trung gian giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp. Họ sử dụng nghiệp vụ của mình để môi giới chứng khoán giúp hoạt động mua bán trong và ngoài thị trường trở nên trơn tru, dễ dàng hơn.

Ngoài ra, các công ty chứng khoán hiện nay thường cung cấp cả dịch vụ tư vấn, bảo lãnh phát hành… cho cá nhân và doanh nghiệp.

4. Cơ quan quản lý có thẩm quyền

Cơ quan quản lý chính là người đặt ra “luật” và đảm bảo sự tuân thủ của những người “chơi” trên thị trường.

Hiện nay, cơ quan quản lý cao nhất tham gia quản lý thị trường chứng khoán là Bộ Tài Chính, dưới đó là Ủy ban chứng khoán nhà nước, cùng 2 cơ quan chức năng là Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán.

Sự khác biệt giữa chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh

phan biet chung khoan co so va chung khoan phai sinh

Chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh là hai công cụ tài chính đắc lực của thị trường. Để phân biệt giữa chúng, suthatchungkhoan đã thực hiện so sánh theo những theo chí dưới đây:

STT Điểm khác biệt Chứng khoán cơ sở Chứng khoán phái sinh
1 Thị trường giao dịch Giao ngay (Spot market): Sau khi kết thúc giao dịch, bên mua tiếp nhận quyền sở hữu. Giao tương lai: Bên mua/bán thống nhất mức giá, khối lượng và thực hiện chuyển giao tiền/hàng hoặc khoản chênh lệch vào ngày đáo hạn.
2 Số lượng chứng khoán phát hành/niêm yết Có giới hạn (phụ thuộc vào tổ chức phát hành). Không giới hạn.
3 Bán khống chứng khoán Bị cấm hoặc hạn chế tại một số thị trường. Có thể tham gia vị thế bán mà không cần có tài sản cơ sở.
4 Ký quỹ Bên mua phải có 100% tiền và bên bán cũng phải có đủ lượng chứng khoán trước khi thức hiện giao dịch. Chỉ ký quỹ một phần giá trị của hợp đồng.
5 Ngày giao dịch cuối cùng Ngay trước khi CKCS hủy niêm yết. Ngày cuối cùng mà một hợp đồng được giao dịch trong tháng đáo hạn của hợp đồng đó. Hết ngày GDCC, tất cả các vị thế đang nắm giữ đối với hợp đồng đáo hạn sẽ được thanh toán, hợp đồng này sẽ hủy và thay thế bằng mã Hợp đồng tương lai (HĐTL) có thời điểm đáo hạn mới.
6 Chu kỳ thanh toán Ban sau thời điểm T + 2. Lãi/lỗ xác định hằng ngày, nhà đầu tư muốn tiếp tục nắm giữ vị thế phải đạt mức ký quỹ quy định.
7 Hình thức thanh toán Chuyển giao vật chất. Bên bán có nghĩa vụ giao chứng khoán để chuyển cho bên mua. Chủ yếu chuyển giao bằng tiền. Hầu như không có chuyển giao vật chất, nếu có thì chỉ diễn ra vào thời điểm thanh toán cuối cùng đối với HĐTL Trái phiếu chính phủ

Kết luận

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ngày một sôi động và để cạnh tranh hiệu quả nhà đầu tư phải cập nhật kiến thức về đầu tư mỗi ngày. Hy vọng với bài viết hôm nay, Sự Thật Chứng Khoán đã giúp bạn hiểu được chứng khoán cơ sở là gì và có cái nhìn tổng quan nhất về loại hình này trước khi đầu tư.

You May Also Like

About the Author: suthatchungkhoan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *