PEG là gì? Chỉ số PEG bao nhiêu thì mua vào cổ phiếu?

PEG là chỉ số so sánh giữa giá cổ phiếu và tốc độ tăng trưởng thu nhập. Thông qua chỉ số PEG sẽ giúp nhà đầu tư dễ dàng đánh giá mức độ hiệu quả trong việc đầu tư một mã cổ phiếu.  Để hiểu rõ hơn PEG là gì và cách đánh giá chỉ số PEG như thế nào trong việc lựa chọn, quyết định mua cổ phiếu, mời bạn cùng Sự Thật Chứng Khoán tìm hiểu ngay sau đây.

PEG là gì trong chứng khoán?

Chỉ số PEG hay Price Earnings to Growth là một chỉ số được sử dụng trong việc so sánh tương quan của P/E (Price to Earnings ratio) và Tốc độ tăng trưởng thu nhập EPS (EPS Growth Rate) của một mã cổ phiếu xác định.

chi so peg
Chỉ số PEG là gì?

Các nhà đầu tư sẽ dựa vào kết quả của chỉ số PEG để đánh giá tốc độ tăng lợi nhuận mà cổ phiếu đó mang lại. PEG còn được xem là một chỉ số định giá cổ phiếu.

Chỉ số PEG được tìm ra đầu tiên bởi Peter Lynch. Những thông tin về PEG cũng được ông viết rất chi tiết trong cuốn “One Up On Wall Street” được xuất bản vào năm 1989.

Cách tính chỉ số PEG

PEG được tính dựa trên 2 nhân tố chính là P/E và G. Công thức tính PEG cụ thể như sau:

cong thuc tinh peg
Công thức tính chỉ số PEG

Theo đó:

  • P/E (Earnings per Share) – chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu (Price) và thu nhập trên mỗi cổ phiếu.
  • G là tốc độ tăng trưởng thu nhập EPS dự kiến trong tương lai.

Để hiểu rõ hơn về công thức tính chỉ số PEG, chúng ta cùng xem ví dụ sau:

huong dan tinh peg
Dữ liệu được cập nhật ngày 19/10/2021.

Theo dữ liệu trên, ta có:

  • Giá trị P/E là 88,12
  • Chỉ số EPS của PVD là 282

>>> PEG = 88,12/282 = 0,31

Từ công thức và ví dụ trên, để tính được chỉ số PEG là bao nhiêu, nhà đầu tư cần phải xác định được giá trị của P/E và Tốc độ tăng trưởng G.

Để tính được chỉ số P/E bao nhiêu, các bạn có thể tìm đọc bài viết về chỉ số P/E là gì mà chúng tôi đã giới thiệu ở bài trước.

Còn đối với tốc độ tăng trưởng (G) thì việc xác định sẽ khó khăn hơn. Bởi đây là một chỉ báo trong tương lai nên không có công thức tính cụ thể. Tuy nhiên, để xác định G, chúng ta có thể đánh giá thông qua 2 cách:

  • Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ròng hoặc EPS trong quá khứ: Với dữ liệu kinh doanh trong quá khứ, các nhà đầu tư có thể lấy làm căn cứ xác định cho mức độ tăng trưởng trong tương lai với con số gần đúng (thường nên đánh giá trong khoảng thời gian từ 3 – 5 năm để tránh được những biến động làm ảnh hưởng đến giá trị).
  • Kế hoạch kinh doanh của ban lãnh đạo hoặc báo cáo phân tích của các Công ty Chứng khoán: Giá trị này là tương đối, được Ban Giám đốc doanh nghiệp đưa ra trong kế hoạch kinh doanh hoặc là con số ước tính trong các báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán. Từ căn cứ dữ liệu này, các nhà đầu tư có thể điều chỉnh và ước tính được giá trị của G trong tương lai.

Ý nghĩa của chỉ số PEG

Thông qua cách tính giá trị của PEG, các nhà đầu tư có thể hiểu được ý nghĩa của chỉ số PEG như sau:

  • PEG = 1: Giá cổ phiếu = giá trị thực. Các nhà đầu tư lúc này đã đưa ra các đánh giá đúng với giá trị thực mà cổ phiếu đó đang có.
  • PEG > 1: Giá cổ phiếu > giá trị thực. Nghĩa là giá cổ phiếu đang được định giá cao hơn so với giá trị thực của nó. Hay nói cách khác, các nhà đầu tư đang kỳ vọng nhiều hơn so với mức độ tăng trưởng cổ phiếu đó. Họ sẵn sàng bỏ ra khoản tiền cao hơn để có thể sở hữu mã cổ phiếu này.
  • PEG < 1: Giá cổ phiếu < giá trị thực. Các nhà đầu tư ít kỳ vọng vào mức độ tăng trưởng của mã cổ phiếu này. Vì vậy, cổ phiếu đó đang bị định giá thấp hơn so với giá trị thực tế của nó.

y nghia chi so peg

PEG bao nhiêu thì tốt?

Có thể nói, giá trị của chỉ số PEG đóng vai trò quan trọng trong việc các nhà đầu tư đưa ra quyết định nên hoặc không nên mua mã cổ phiếu bất kỳ. Vậy, PEG bao nhiêu thì tốt?

Giá trị PEG lý tưởng chính là PEG = 1. Lúc này, thị trường đang định giá cổ phiếu trùng khớp với tốc độ tăng trưởng kỳ vọng của nó trong tương lai. Tuy nhiên, trên thực tế thì trường hợp này rất hiếm khi xảy ra. Bởi giá trị của cổ phiếu bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau: thông tin trên thị trường chứng khoán, tâm lý giao dịch của các nhà đầu tư, tin tức thị trường…. Điều này luôn khiến cho giá cổ phiếu thường biến động xung quanh giá trị 1.

Chỉ số PEG < 1 cũng có thể là một trường hợp thu hút các nhà đầu tư nên mua vào. Bởi lúc này, giá của cổ phiếu đang được xác định thấp hơn giá trị thực của nó, có thể thu về lợi nhuận cao khi tốc độ tăng trưởng tăng cao. Các nhà đầu tư thường ưa thích các mã cổ phiếu có giá trị càng nhỏ hơn 1 thì càng tốt.

Cách xử lý khi PEG âm?

Chỉ số PEG được cấu thành bởi 2 yếu tố chính là P/E và G. Khi chỉ số PEG âm, sẽ có 2 trường hợp xảy ra:

1. Chỉ số PEG âm do chỉ số P/E âm

Khi P/E âm nghĩa là doanh nghiệp đang bị thua lỗ. Lúc này, thu nhập trên mỗi cổ phiếu là âm, đồng thời giá trị thị trường của cổ phiếu cũng âm. Việc định giá cổ phiếu hay giá trị kinh tế trong trường hợp này không có ý nghĩa.

Bởi lẽ, sẽ không có doanh nghiệp nào đồng ý trả tiền cho các nhà đầu tư để sở hữu cổ phiếu của mình. Và các nhà đầu tư cũng không thể bỏ một khoản tiền có giá trị âm để sở hữu một mã cổ phiếu.

2. Chỉ số PEG âm do tốc độ tăng trưởng âm

Khi giá trị của G âm nghĩa là doanh nghiệp có mức độ tăng trưởng trong tương lai nhỏ hơn mức độ tăng trưởng trong quá khứ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trường hợp này:

  • Công ty mới thành lập, chưa ổn định.
  • Công ty gặp biến động trong nội bộ, hoặc chịu ảnh hưởng của nền kinh tế chung.
  • Đối thủ cạnh tranh mạnh
  • Sự thay đổi khoa học, công nghệ, máy móc, thiết bị,…

Khi gặp phải trường hợp này, các nhà đầu tư không nên vội ra quyết định mà nên đánh giá tốc độ tăng trưởng G trong dài hạn (thường từ 3 – 5 năm). Cùng với đó, các nhà đầu tư cũng nên xem xét kỹ giá trị âm của tốc độ tăng trưởng là nhỏ hay lớn. Đồng thời, kết hợp với các chỉ số định giá khác để có thể đưa ra quyết định chính xác nhất.

cach xu ly chi so peg am

Những lưu ý khi sử dụng chỉ số PEG

Khi sử dụng chỉ số PEG trong việc định giá cổ phiếu, các nhà đầu tư nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cần kết hợp việc sử dụng chỉ số PEG và các chỉ số định giá cổ phiếu khác.
  • Tốc độ tăng trưởng trong tương lai chỉ là con số tương đối và nên được đánh giá trong dài hạn từ 3 – 5 năm.
  • Chỉ số PEG lớn sẽ có nhiều rủi ro đi kèm. Chính vì vậy, các nhà đầu tư nên cẩn thận xem xét những mã cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng G cao và chỉ số PEG cao.

Kết luận

Việc ra quyết định lựa chọn mua một mã cổ phiếu nào cần được đánh giá ở nhiều góc độ, nhiều khía cạnh và được thể hiện ở nhiều chỉ số khác nhau. Chỉ số PEG được xem là một trong những công cụ định giá khá hữu ích cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, sử dụng mình PEG thôi chưa đủ, mà các nhà đầu tư còn cần xem xét ở nhiều loại chỉ số khác để có cái nhìn tổng thể về tiềm năng của cổ phiếu cũng như bức tranh toàn cảnh về tình hình doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Với những thông tin xoay quanh khái niệm chỉ số PEG là gì, hy vọng các bạn đã “bỏ túi” thêm cho mình một thước đo mới về cách đánh giá tiềm năng cổ phiếu của một doanh nghiệp trên sàn chứng khoán. Chúc các bạn thành công

You May Also Like

About the Author: suthatchungkhoan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *