Lợi nhuận gộp (Gross Profit) là số liệu không thể thiếu trong báo cao kinh doanh nào. Dựa vào chỉ số này khách hàng có thể nắm được toàn bộ tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp. Vậy lợi nhuận gộp là gì? Cách tính lợi nhuận gộp như thế nào? Nhà đầu tư nên khai thác chỉ số này ra sao trên sàn chứng khoán? Những thông tin suthatchungkhoan chia sẻ dưới đây sẽ phần nào giải thích được thắc mắc của quý nhà đầu tư về lợi nhuận gộp, mời bạn theo dõi:
Nội Dung
Lợi nhuận gộp (Gross Profit) là gì?
Lợi nhuận gộp (Gross Profit) hay còn gọi là lãi gộp, lợi nhuận bán hàng, tổng thu nhập. Chỉ số này được dùng để chỉ tổng lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được sau khi trừ các chi phí liên quan đến sản xuất và bán sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Lợi nhuận gộp thường được dùng để đánh giá mức độ quản lý công ty về nhân lực, sản xuất, chi phí…
Chỉ số này thường xem xét đến các chi phí biến đổi (chi phí biến động theo mức sản lượng). Cụ thể đó là những chi phí như:
- Nhập nguyên vật liệu.
- Lương chi trả cho người lao động.
- Tiền hoa hồng cho nhân viên kinh doanh.
- Phí thẻ tín dụng khi khách hàng mua hàng.
- Hao mòn thiết bị (có thể khấu hao dựa trên mức sử dụng).
Tỷ suất lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin) là gì?
Tỷ suất lợi nhuận gộp tiếng anh là Gross Profit Margin, là thuật ngữ dùng để chỉ khả năng sinh lời của doanh nghiệp trên một đồng vốn đã bỏ ra. Trong tỷ suất lợi nhuận gộp, người ta chỉ quan tâm tới tổng vốn đầu tư đã bỏ ra mà không xét tới nguồn gốc của nó (là vốn chủ sở hữu hay vốn vay).
Theo công thức tính tỷ suất lợi nhuận phổ biến nhất hiện nay thì:
Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) = (Lợi nhuận gộp / Doanh thu)*100%
Lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận gộp luôn đi đôi với nhau. Dựa vào tỷ suất doanh nghiệp và các đơn vị kinh doanh có thể so sánh với mức trung bình của ngành để xem sức khỏe của doanh nghiệp có đang tốt hay không.
Sự khác biệt giữa lợi nhuận gộp và lợi nhuận thuần
Lợi nhuận gộp (Gross Profit) và lợi nhuận thuần là hai thước đo khả năng sinh lời quan trọng với mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên khá nhiều người hay nhầm lẫn chúng với nhau.
Để phân biệt chúng ta có thể phân loại chúng theo một số tiêu chí trong bảng dưới đây:
Lợi nhuận gộp
(Gross Profit) |
Lợi nhuận thuần
(Net Profit) |
|
Định nghĩa | Lợi nhuận của một công ty thu được sau khi đã trừ đi các chi phí sản xuất và phân phối sản phẩm. | Là thuật ngữ chỉ tổng số tiền bán hàng còn lại sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí phát sinh trong kỳ, gồm cả giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ được.
(Đã gồm cả các chi phí gián tiếp có liên quan đến sản phẩm và dịch vụ như quảng cáo, đóng gói, vận chuyển…) |
Công thức | Lợi nhuận gộp = Giá trị doanh thu thuần – Giá trị vốn bán hàng | Lợi nhuận thuần = Doanh thu thuần – Giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ được trong kỳ
hoặc Lợi nhuận thuần = Doanh thu thuần – Giá vốn bán hàng + (Doanh thu hoạt động tài chính – Chi phí tài chính) – (Chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp) |
Áp dụng | Tính toán tỷ suất lợi nhuận gộp | Tính toán tỷ suất lợi nhuận thuần |
Vị trí trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh | Dễ dàng tìm thấy ở phần đầu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bên dưới doanh thu và giá vốn hàng bán. | Nằm ở giữa báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Thường có vị trí dưới chi phí quản lý doanh nghiệp. |
Sự khác biệt giữa lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng
Một tiêu chí nữa để đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp đó là lợi nhuận ròng. Dưới đây là bảng so sánh lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng giúp bạn dễ dàng nắm bắt được sự khác biệt giữa hai chỉ số này:
Lợi nhuận gộp | Lợi nhuận ròng | |
Định nghĩa | Lợi nhuận của một công ty thu được sau khi đã trừ đi các chi phí sản xuất và phân phối sản phẩm. | Lợi nhuận còn lại sau khi đã trừ TẤT CẢ các chi phí như hoạt động sản xuất, lãi suất, thuế và cổ tức ưu đãi đã được khấu trừ trong tổng doanh thu của công ty. |
Ứng dụng | Đánh giá khả năng thu được lợi nhuận của công ty và từ đó có được biện pháp quản lý chi phí sản xuất và lao động phù hợp nhất. | Thước đo toàn diện về khả năng sinh lời của công ty. Thể hiện cách đội ngũ quản lý điều hành tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp. |
Vị trí trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh | Dễ dàng tìm thấy ở phần đầu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bên dưới doanh thu và giá vốn hàng bán. | Vị trí cuối cùng trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. |
Cách tính lợi nhuận gộp
Công thức tính lợi gộp phổ biến nhất hiện nay là:
Gross Profit = Revenue − Cost of Goods Sold
hay
Lợi nhuận gộp = Doanh thu bán hàng – Giá vốn bán hàng
Trong đó:
- Doanh thu bán hàng: tổng số tiền thu về nhờ bán sản phẩm, dịch vụ trong kỳ.
- Giá vốn bán hàng: là các khoản chi phí cấu thành nên giá trị sản phẩm như giá nguyên vật liệu, chi phí sản xuất, chi phí lao động trong kỳ, chi phí bán hàng trong kỳ.
Ví dụ:
Công ty TNHH Ngô Gia thu về 3 triệu USD doanh thu bán gỗ ván ép. Giả sử chi phí để bán mặt hàng này là 200.000 USD, chi phí sản xuất 100.000 USD và chi phí nguyên vật liệu là 800.000 USD, chi phí phải trả cho nhân sự là 150.000 USD.
Khi đó, lợi nhuận gộp của công ty TNHH Ngô Gia là:
3.000.000 – ( 200.000 + 100.000 + 800.000 + 150.000 ) = 1.750.000 USD
Vậy sau khi trừ tất cả các chi phí, Công ty TNHH Ngô Gia thu về lợi nhuận gộp là 1.75 triệu USD.
Tính lợi nhuận gộp có lợi ích gì?
Lợi nhuận gộp là chỉ số được cả nhà đầu tư và nhà quản lý doanh nghiệp cần quan tâm bởi những lợi ích cụ thể mà nó mang lại như:
1. Đánh giá hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp
Trong đa số tình huống, nếu doanh nghiệp có mức lợi nhuận gộp cao hơn so với các công ty khác cùng ngành thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn và có khả năng kiểm soát các mức chi phí tốt hơn.
2. Điều chỉnh các hoạt động trong doanh nghiệp
Sau quá trình đánh giá lợi nhuận gộp của công ty so với trung bình ngành thì các nhà quản lý, lãnh đạo cần có sự điều chỉnh phù hợp. Cụ thể là, cần kiểm soát được những chi phí cần cắt giảm để thu về nhiều lợi nhuận hơn, cải tiến quy trình, chuẩn bị cho những bước tiến dài trong tương lai.
Ví dụ: Công ty A và công ty B là hai ngân hàng chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính và có nguồn lực tương đồng với nhau. Trong năm 2020, công ty A có lợi nhuận gộp là 126 tỷ đồng, trong khi đó công ty B có lợi nhuận gộp là 198 tỷ đồng. Như vậy công ty A phải xem xét để đánh giá liệu công ty B có “đột ngột” sở hữu ưu thế cạnh tranh gì hay không? Đánh giá lại các khoản đã chi trong 2020 của công ty mình để từ đó có phương án tối ưu hơn trong năm 2021.
3. Tính toán tỷ suất lợi nhuận gộp của công ty (Gross Profit Margin)
Để có thể đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp thì nhà đầu tư buộc phải tính được Gross Profit Margin. Và muốn có được Gross Margin doanh nghiệp thì nhà đầu tư phải biết được lợi nhuận gộp công ty cùng kỳ là bao nhiêu. Qua đó có thể thấy lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận gộp là hai chỉ số luôn đồng hành cùng nhau.
Kết luận
Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của lợi nhuận gộp là phản ánh mức độ hiệu quả sử dụng lao động và vật tư của một công ty. Hy vọng thông qua bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn lợi nhuận gộp là gì, biết cách phân biệt giữa lợi nhuận gộp với lợi nhuận thuần và lợi nhuận ròng. Nếu bạn là nhà đầu tư, đừng quên đánh giá kỹ chỉ số tài chính này, kết hợp nó với các chỉ số khác trên báo cáo tài chính doanh nghiệp để có được lựa chọn đầu tư thích hợp nhất.