Biên lợi nhuận gộp (Gross Margin) là gì? Cách Tính? Bao nhiêu là tốt?

Gross Margin hay còn gọi là biên lợi nhuận gộp, tỷ suất lợi nhuận gộp. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá khả năng sinh lời của một doanh nghiệp. Để giúp mọi người hiểu rõ Gross Margin là gì? Cách tính biên lợi nhuận gộp như thế nào? Sau đây, suthatchungkhoan sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về chỉ số này. Mời các bạn cùng tham khảo!

Biên lợi nhuận gộp (Gross Margin) là gì?

Biên lợi nhuận gộp tiếng anh là Gross Margin hay Gross Profit Margin, đây là một thông số đánh giá khả năng sinh lời, sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. 

loi nhuan gop la gi
Biên lợi nhuận gộp là gì?

Cụ thể biên lợi nhuận gộp cho biết với mỗi đồng doanh thu tạo ra, doanh nghiệp sẽ thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp (lợi nhuận sau khi trừ đi giá vốn hàng bán). Dựa vào biên lợi nhuận gộp doanh nghiệp sẽ đưa ra được chính sách hợp lý để đàm phán giảm chi phí nguyên vật liệu, tối ưu hóa đầu tư. 

Ngoài ra, việc tính biên lợi nhuận gộp cho từng sản phẩm còn giúp nhà đầu tư đánh giá được đóng góp của sản phẩm này vào kinh doanh. Từ đó, có thể cân đối nên hay không nên đầu tư cho sản phầm đó.

Cách tính biên lợi nhuận gộp

Để tính biên lợi nhuận gộp, nhà đầu tư có thể tham khảo công thức:

cong thuc tinh bien loi nhuan gop

Hay

cong thuc tinh gross margin

Ví dụ:

Để giúp nhà đầu tư nắm rõ hơn về cách tính gross margin, hãy cùng tham khảo một ví dụ thực tế với cổ phiếu của tập đoàn Vingroup (VIC) giai đoạn quý 3/2020.

  • Bước 1: Nhà đầu tư tải về hoặc tham khảo thông tin Báo cáo tài chính của doanh nghiệp trên các sàn HOSE, HNX, Upcom.
  • Bước 2: Xác định lợi nhuận gộp

cach tinh loi nhuan gop

Dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh ta có thể xác định lợi nhuận gộp như sau:

Kết quả kinh doanh của VIC (Q3.2020) (tỷ đồng) 
Doanh thu thuần (3) 31,570.92
Giá vốn hàng bán (4) 20,290.60
Gross Profit (5) = (3) – (4) 11,280.32

Hoặc sử dụng ngay chỉ tiêu “Lợi nhuận gộp” trong trường hợp nó đã được tính sẵn trên báo cáo.

  • Bước 3: Tính Gross Margin

Để tính biên lợi nhuận gộp, nhà đầu tư chỉ cần lấy lợi nhuận gộp đã được tính phía trên chia cho doanh thu thuần.

Kết quả kinh doanh của VIC (Q3.2020) (tỷ đồng)
Doanh thu thuần (3) 31,570.92
Gross Profit (5) 11,280.32
Gross Margin (G) = ((5)/(3))*100 35.73%

Vai trò của Gross Margin

Biên lợi nhuận gộp giúp đánh giá các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có đem về lợi nhuận hay không. Với mức lợi nhuận đó, doanh nghiệp có thể tiếp tục các hoạt động đầu tư tiếp theo hay không? Khi loại bỏ lượng vốn do tái đầu tư từ lợi nhuận gộp, doanh nghiệp có gặp trở ngại, vướng mắc gì hay không? 

Ngoài ra, Gross Margin còn có vai trò không nhỏ khác như:

  • So sánh giữa các doanh nghiệp trong cùng một lĩnh vực: Khi các doanh nghiệp có xuất phát điểm kinh doanh tương đồng nhau nhưng trong giai đoạn phát triển, doanh nghiệp có mức Gross Margin cao, ổn định hơn thì được đánh giá tiềm năng phát triển tốt hơn.
  • Tiền đề để xây dựng chính sách giá cho sản phẩm: Nếu dùng chỉ số Gross Margin cho từng sản phẩm. Doanh nghiệp dễ dàng xây dựng chính sách giá mới phù hợp hơn, biết được loại sản phẩm nào hợp thị yếu công chúng trong ngắn hạn, dài hạn.
  • Thước đo giá trị cổ phiếu: Gross Margin kèm với các chỉ số lợi nhuận ròng, cơ cấu nợ vay/vốn chủ là công cụ tài chính yêu thích của nhiều nhà đầu tư chứng khoán.

Gross Margin bao nhiêu là tốt?

Chỉ số Gross Margin giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan hơn về tiềm năng của một doanh nghiệp. Biên lợi nhuận gộp càng cao thì doanh nghiệp làm ăn càng có lãi. Tuy nhiên, việc này không đồng nghĩa với doanh nghiệp có biên lợi nhuận thấp thì làm ăn kém hiệu quả.

Khi xem xét chỉ số này, nhà đầu tư phải đặt nó trong hoàn cảnh thực tế của doanh nghiệp, của ngành hàng. Bạn có thể thông qua những tiêu chí sau để đánh giá xem Gross Margin của một doanh nghiệp là tốt hay xấu. 

  • Mức độ ổn định của Gross Margin qua từng giai đoạn

Trừ trường hợp có sự thay đổi về mô hình kinh doanh, hầu hết các công ty đều có xu hướng duy trì, tịnh tiến Gross Margin qua mọi thời kỳ.

Nếu cá nhân quan tâm đến một công ty có Gross Margin duy trì hàng năm ở mức 20 – 30%, tuy nhiên lại đột nhiên thụt lùi còn khoảng 10% thì nhà đầu tư phải suy xét nó một cách kỹ lưỡng hơn. Những biến đổi này có thể đến từ việc gian lận trong báo cáo tài chính, dây chuyền sản xuất gặp vấn đề hoặc khủng hoảng truyền thông dẫn nến tồn đọng hàng hóa. 

Khi mức Gross Margin tăng đột ngột, nhà đầu tư cũng nên cân nhắc xem nguồn doanh thu thuần đến từ những lý do chính đáng như thành công ở một sản phẩm mũi nhọn, khôi phục sau khủng hoảng hay từ những gian lận khác.

Một số ngành đặc thù về mùa vụ sẽ Gross Margin biến động liên tục nhưng có sự tương đồng trong cùng thời điểm của chu kỳ. 

gross margin bao nhieu la tot

  • Gross Margin có xu hướng tịnh tiến tăng hay không?

Một công ty có Gross Margin tăng dần qua các giai đoạn là tín hiệu tích cực cho tương lai. Chỉ số này tăng dần cho thấy công ty đã có những giải pháp hiệu quả để tăng cường sự phát triển chung như đồng bộ hóa quy trình sản xuất, thay đổi nguồn nguyên vật liệu tốt hơn… Điều này cũng đồng nghĩa với sức cạnh tranh của doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh.

  • Gross Margin có cao hơn so với mức trung bình ngành hay không?

Một doanh nghiệp có biên lợi nhuận gộp thấp không đồng nghĩa với việc tình hình kinh doanh của nó kém hiệu quả. Nhà đầu tư phải đặt nó trong so sánh với doanh nghiệp cùng ngành.

Ví dụ: 

Một công ty tư vấn bảo hiểm hoạt động trong ngành dịch vụ có đặc điểm là chi phí sản xuất thấp từ đó có lợi nhuận gộp cao và chỉ số Gross Margin cũng cao.

Trong khi, những công ty sản xuất xe hơi, sản xuất máy móc có chi phí sản xuất cao, chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng cao nên Gross Margin thấp hơn nhiều so với nhóm ngành dịch vụ.

Ví dụ khi so sánh giữa ba ông lớn ngành Bất Động Sản VinGroup, ngành sữa Vinamilk, ngành thép Hòa Phát năm 2019 ta thấy rằng, chỉ số Gross Margin:

  • Của CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) là 15,77% 
  • Của Vinamilk (VNM) năm là 47,18%
  • Của Vingroup (VIC) là 35.73%

Khi so sánh giữa Vinamilk và Hòa Phát thì chỉ số của Hòa Phát rất thấp, tuy nhiên khi so sánh giữa tập đoàn Hòa Phát với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực thì nghiễm nhiên Hòa Phát vẫn là ông lớn có lợi nhuận cao nhất.

Kết luận

Nhìn chung chỉ số Gross Margin là công cụ hữu ích để nhà đầu tư đánh giá được các doanh nghiệp trong cùng một ngành hàng. Rõ ràng doanh nghiệp nào có chỉ số này cao hơn chứng tỏ họ đã hoạt động có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh. Mong rằng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu được gross margin là gì từ đó có thêm một công cụ đánh giá đầu tư hữu ích.

You May Also Like

About the Author: suthatchungkhoan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *