Chỉ số P/B là gì? Cách tính? Đánh giá ưu nhược điểm khi dùng P/B

P/B được sử dụng trong việc so sánh giữa giá trị trên sổ sách và giá trị thực tế của một mã cổ phiếu nhất định. Dựa vào đây nhà đầu tư có thể chọn được mã cổ phiếu có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Vậy P/B là gì và chỉ số này có ý nghĩa như thế nào trong thực tế? Mời bạn đọc theo dõi ngay bài viết này của Sự Thật Chứng Khoán để có câu trả lời chính xác.

Chỉ số P/B là gì?

P/B là viết tắt của Price to Book ratio, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “Tỷ lệ giá trên sổ sách”. Đây là một chỉ số tài chính, được dùng để so sánh giá trị thị trường thực tế của cổ phiếu tại thời điểm so sánh với giá trị sổ sách của cổ phiếu đó.

Việc sử dụng chỉ số P/B có thể giúp các nhà đầu tư đánh giá được giá của cổ phiếu có bị định giá thấp hơn giá trị thực của nó hay không. Từ đó, sẽ đưa ra được quyết định nên mua vào hay bán ra cổ phiếu.

Cách tính p/b

Để tính hệ số P/b, chúng ta sẽ áp dụng công thức sau:

cach tinh chi so pb
Công thức tính chỉ số P/B

Để hiểu rõ hơn về cách tính P/b, chúng ta sẽ cùng xem qua ví dụ sau:

  • Giá cổ phiếu của hãng sữa TH True Milk (TH Milk) là 30.000 VNĐ. Giá trị sổ sách của nó là 15.000 VNĐ. Lúc này chỉ số P/b của TH True Milk sẽ là P/B = 30.000/15.000 = 2
  • Nghĩa là, các nhà đầu tư có thể chấp nhận trả gấp đôi số vốn hóa chủ sở hữu để có thể mua được cổ phiếu này. Họ tin tưởng về khả năng phát triển và duy trì thị trường của TH True Milk.

cong thuc tinh chi so pb

Ý nghĩa của chỉ số P/B

Chỉ số P/b mang ý nghĩa thể hiện giá của một mã cổ phiếu đang thấp hay cao hơn so với giá trị ghi sổ của doanh nghiệp. Và cao hay thấp hơn bao nhiêu lần.

P/B cao

  • Cổ phiếu đang định giá khá cao 
  • Doanh nghiệp có tình hình kinh doanh khả quan và mang về lợi nhuận tốt hơn trong tương lai. 
  • Công ty có nhiều tài sản ngầm đáng giá như bất động sản, bằng sáng chế, nắm cổ phần công ty khác….

P/b thấp

  • Cổ phiếu đang bị định giá thấp
  • Công ty đang gặp vấn đề tài chính, kinh doanh…
  • Tài sản thực tế của công ty thấp hơn so với phần ghi ở sổ sách (BCTC).

Chỉ số P/B bao nhiêu thì tốt?

Không có một cơ sở nào có thể dùng để đưa ra mức độ của chỉ số p/b bao nhiêu là tốt. Bởi tùy từng trường hợp, các nhà đầu tư sẽ có cách đánh giá, nhận định khác nhau về chỉ số P/B và giá của mã cổ phiếu đó.

Tuy nhiên, nhà đầu tư có thể xét đến các yếu tố sau khi đánh giá P/B:

  • Mức tăng trưởng: Một doanh nghiệp có mức tăng trưởng cao thì chỉ số P/B càng lớn thì đầu tư sẽ càng có lời.
  • Chất lượng hoạt động: Một doanh nghiệp chú trọng vào chất lượng hoạt động thì P/B sẽ không thể phản ánh hết được mức sinh lời của cổ phiếu của doanh nghiệp đó.

chi so pb bao nhieu la tot

Chỉ số P/B của một số doanh nghiệp lớn tại Việt Nam:

  • Tập đoàn VINGROUP (HOSE: VIC): P/B =  2,33
  • CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG): p/b = 3.39
  • CTCP Lọc hóa Dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR): P/b = 1.9
  • Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (HOSE: PVD): P/B = 0,73
  • Ngân hàng TMCP Quân Đội (HOSE: MBB): p/b = 1,86

(Số liệu được thu thập vào ngày 07/10/2021)

Nếu bạn là một nhà đầu tư cổ phiếu còn chưa có nhiều kinh nghiệm đánh giá, chúng tôi khuyên bạn nên lựa chọn những mã cổ phiếu có chỉ số p/b thấp hơn 1,5. 

  • Đối với những doanh nghiệp ưu tiên về chất lượng hoạt động, thường chỉ số p/b sẽ không cao. Chính bởi vậy, trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thì nhanh nhạy hơn trong việc khắc phục sự cố. Điều này sẽ giúp cho các nhà đầu tư ít chịu thiệt hại hơn.
  • Ngược lại, các doanh nghiệp có hệ số p/b cao, mức độ hoạt động kinh doanh thuộc mức trung bình, chỉ số tăng trưởng năm âm thì các nhà đầu tư không nên mua mã cổ phiếu này.

Ưu – Nhược điểm của chỉ số P/B

Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/B được các nhà đầu tư ưa thích sử dụng. Vậy chỉ số này có những ưu nhược điểm gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể ngay dưới đây:

Ưu điểm của chỉ số p/b

  • Nếu so với chỉ số EPS thì hệ số p/b có sự ổn định cao hơn. Chính bởi vậy, khi EPS có sự biến động lớn thì p/b sẽ cho thấy hiệu quả rõ rệt trong việc đánh giá.
  • Chỉ số p/b luôn dương giúp các nhà đầu tư có thể định giá với một số những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ.
  • Chỉ số P/B được dùng để định giá hiệu quả với các doanh nghiệp có tính thanh khoản cao như: ngân hàng, công ty bảo hiểm, doanh nghiệp tài chính…

uu nhuoc diem cua chi so pb

Nhược điểm của chỉ số p/b

  • Trên thực tế, chỉ số P/B chỉ đánh giá dựa vào các loại tài sản hữu hình. Trong khi đó, một số tài sản vô hình như tên thương hiệu, phát minh, sáng chế… cũng góp phần không nhỏ đến việc gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
  • Không phản ánh đúng giá trị thực của cổ phiếu tại thời điểm hiện tại do giá trị ghi sổ này không phải được cập nhật thường xuyên theo định kỳ hằng ngày, hàng tháng. Giá chỉ sổ sách thường chỉ được đánh giá hằng năm hoặc vài năm một lần. Trong khi đó, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, giá cổ phiếu thay đổi theo từng ngày, từng giờ. Vì vậy, nếu chỉ căn cứ theo chỉ số p/b để quyết định mua cổ phiếu thì không thể chính xác hoàn toàn.

Kết luận

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu những thông tin cơ bản xoay quanh khái niệm chỉ số PB là gì. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, các bạn đã có thêm một công cụ đo lường về khả năng sinh lời của cổ phiếu. Để từ đó có những quyết định đúng đắn trong việc mua, bán cổ phiếu.

You May Also Like

About the Author: suthatchungkhoan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *